Bệnh liên quan cột sống, nói đơn giản là đau lưng tuy ít gây chết người nhưng đau dai dẳng, khó chịu, khi cấp tính có khi gây liệt, đau đớn. Bệnh thường xảy ra với những người phải đứng lâu, ngồi lâu, mang vác nặng. Bệnh thường gặp nhất là viêm đĩa đệm, viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, tổn thương cơ, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống. Bệnh này khó chữa dứt điểm, chữa nhanh, nhất là bệnh do thoái hóa, do vậy cần lưu ý cách phòng tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Cột sống cổ là phần trên cùng của cột sống, gồm 7 đốt sống từ C1-C7 tính từ trên xuống. Cột sống ngực gồm 12 đốt sống từ trên xuống từ T1-T12. Cột sống ngực gắn với xương sườn. Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống cũng từ trên xuống từ L1-L5, một số người có tới đốt thứ 6. Cột sống thắt lưng nối 2 xương cùng và xương cụt, là vùng cột sống chịu nhiều áp lực, chuyển động nên rất dễ bị tổn thương.
Các bệnh thường gặp về cột sống
1. Thoái hóa Cột sống: Là bệng thường gặp ở người cao tuổi, lao động nặng, mang, vác, đội đồ nặng. Bệnh chèn ép tủy sống gây đau đớn, tê bì chân tay, đi lại khó khăn. Nguyên nhân cơ bản là do cột sống bị hư hại – thoái hóa nhanh chậm khác nhau phụ thuộc vào lối sinh hoạt, lao động.
Nếu làm việc phải ngồi nhiều, đánh máy, thợ may, công nhân điện tử.. thì thường bị thoái hóa cột sống cổ, thường gặp nhất trong y học là bệnh Hội chứng cổ vai gáy. Triệu chứng thường là đau nhức vùng gáy, tê yếu, liệt bả vai, cánh tay, ngón tay, mất cảm giác đôi bàn tay, đau đầu, chóng mặt...
Nếu lao động nặng, đứng nhiều như nghề công nhân dệt may, công nhân da giày ...thì hay bị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh này có khi đau dữ dội, nhưng cơ bản là đau âm ỉ, dai dẳng khó chịu. Khi bệnh kéo dài, nặng thì cơn đau lan xuống chân, mặt sau, mặt bên tùy vị trí thương tổn của cột sống, có thể gây đau chân không thể đi được. Thời tiết ẩm, lạnh thì đau nhiều hơn. Sáng sớm mới ngủ dậy đua nhiều hơn bình thường.
2/ Thoát vị đĩa đệm: Là bệnh lý phổ biến nhất về cột sống do chấn thương cột sống, do dây chằng nâng đỡ cột sống yếu, do mang vác nặng sai tư thế... Khi vừa bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân bị đau cấp dữ dội, tùy mức độ mà có khi không thể đứng- ngồi- đi được. Thoát vị đĩa đệm thường có những triệu chứng điển hình như: Đau nhức, tê bì chân tay. Yếu cơ, bại liệt. Đại tiểu tiện mất tự chủ. Mất cảm giác vùng "yên ngựa": Má đùi trong, quanh hậu môn, phía sau chân
3/ Cong vẹo Cột sống: Cột sống cong bất thường sang trái hoặc sang phải so với bình thường, là một dị tật nguy hiểm, thường gặp nhất ở trẻ em do sai tư thế khi đứng- ngồi lâu, do chân có bên yếu hơn, ăn uống thiếu chất..
... Triệu chứng thường thấy là chênh lệch rõ rệt giữa hai vai. Hông cao hông thấp, lằn xương sườn rõ rệt ở một bên. Cột sống không thẳng, có những đoạn cao bất thường, đốt sống gồ lên, đường hõm 2 bên eo lệch nhau. Cổ, cơ thể lệch hẳn về một bên
4. Gai cột sống: Cũng là một dạng thoái hóa cột sống, do xương mọc gai, thông thường nhất là gai đốt sống cổ và gai đốt sống lưng. Gai đốt sống gây đau đớn do gai chèn ép vào dây thần kinh hoặc dây chằng. Triệu chứng thường gặp Đau cổ, đau vai, đau thắt lưng, đau lan qua tay và xuống chân. Triệu chứng thường thấy: Mất cảm giác ở ví trị cột sống mắc bệnh. Cơ thể mất cân bằng, cơ bắp yếu đi. Đại tiểu tiện mất kiểm soát. Rối loạn thần kinh thực vật
5. Chấn thương cột sống: Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao, chơi thể thao.. gây gãy, vỡ, lệch, chảy máu, phù nề hoặc đứt ngang dây sống...Cột sống bị chấn thương tùy mức độ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng đỡ cơ thể, liên quan đến chức năng của hệ thần kinh có thể làm cho bệnh nhân cơ tàn phế hoàn toàn, liệt hai chi dưới. Lưu ý khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống, cần bất động, tránh di chuyển vì có thể gây thêm tổn thương và đưa nhanh đến bệnh viện.
6. Đau thần kinh tọa: Do những tổn thương ở cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai xương... chèn ép các đầu dây thân kinh cột sống và làn xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa. Cơn đau có khi đột ngột sau khi gắng sức, có thể âm ỉ kéo dài lâu ngày, tăng lên khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi, đau nhiều về đêm, đau như xé hoặc âm ỉ như kiến bò trong cơ chân thường là mặt ngoài hoặc mặt trong của chân.
Chú ý phòng tránh bệnh về cột sống. Cầ tập thể dục thể thaao, chú ý làm mạnh cơ lưng, tránh ngã, té gây chấn thương, không cố sức nâng đỡ vật nặng và nếu nâng thì đúng tư thế sao cho cột sống không bị kéo căng quá mức, nếu đã có tổn thương- đau cột sống thì không nên chạy nhiều, đứng nhiều mà cố gắng thư giãn- nằm, tập thể dục thể thao nằm như bơi, cần giảm cân.
Nếu phải đứng lâu thì nên thay đổi tư thế đứng thường xuyên, cố gắng ngồi, dựa nếu có thể để giảm trọng lực lên cột sống. Tập thể dục như đi bộ, bơi, yoga…Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thực phẩm gây hại cho xương khớp như thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ mặn ngọt cay nóng…Không nên mang vác, nâng đỡ vật nặng không đúng cách, lệch cột sống, không khom lưng, vắt chéo chân khi ngồi, không nên ngủ kê gối cao mà nên nằm thẳng lưng.
Những cách chữa bệnh cột sống: Trước hết phải chẩn đoán đúng. Cùng với trao đổi triệu chứng, khám bệnh, y bác sĩ ngày này còn có nhiều phương tiện dễ dàng biết rõ cột sống bị vấn đề gì như các xét nghiệm, chụp chiếu X-quang. MRI, đo điện cơ.
Khi chẩn đoán đúng thì tùy theo bệnh mà chữa bằng tây y hay đông y. Nếu bệnh cấp tính, chấn thương, gãy, đứt...thì nên dùng tây y như phẫu thuật, lazer, phối hợp thuốc giảm đau như Aspirin, panadol… với thuốc chống viêm như Diclofenac, indomethacin…thuốc giãn cơ như Myonal, Tolperisone, Decontractyl… Cần hỗ trợ thêm Vitamin nhất là vitamin hỗ trợ thần kinh tăng sức bền cho xương khớp như B12, K, D, B .. Tuy nhiên, dùng thuốc tây nhiều dễ gây phản ứng phụ, biến chứng mguy hiểm đến nội tang, nhất là thận.
Nếu bệnh mãn tính, thoái hóa, dai dẳng... thì nên dùng phương pháp đông y, uống thuốc đông y, kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, kéo giãn, điện xung, từ trường, siêu âm, sóng ngắn.... tuy kết quả chậm nhưng ít tác dụng phụ, và có kết quả tốt.
Y Sĩ YHCT - Trương Khắc Dũng