Một người sẽ ngủ 1/3 cuộc đời, điều này rất quan trọng để duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ngủ trong 3 trường hợp này, bằng không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Ngủ khi tức giận
Khi tức giận sẽ ảnh hưởng đến chức năng phế quản của gan, làm cho khí của gan bị ứ trệ, biểu hiện cho thấy lồng ngực và cơ hoành căng đầy ở cả 2 bên, nghiêm trọng có thể phát triển thành viêm gan, biểu hiện mắt đỏ, sưng và đau, đắng và khô miệng, khó chịu gây cáu kỉnh. Nếu lúc nóng giận mà ngủ thiếp đi sẽ dẫn đến gan không đủ máu, gan thừa khí, về lâu dài khiến khí huyết rối loạn, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ , mất ngủ.
Việc tức giận, lo lắng khi ngủ còn có thể làm tăng hoạt động của tim khiến bạn bứt rứt, khó chịu. Cách tốt nhất để có 1 giấc ngủ ngon lại tránh gây hại cho sức khỏe chính là khoảng 1 tiếng - 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ bạn cần tránh cảm xúc lo lắng, tức giận.
2. Ngủ sau khi say rượu
Một số người nghĩ rằng "uống một lượng nhỏ rượu có thể giúp ngủ ngon", nhưng việc làm này thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Mặc dù nồng độ cồn trong cơ thể sau khi giảm dẫn sẽ có tác dụng an thần và gây buồn ngủ, nhưng nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp điệu bình thường của giấc ngủ, khiến não bộ không thể đi vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Sau khi say rượu, do rượu kích thích tiết ra một lượng lớn insulin, nên cần đề phòng tình trạng hạ đường huyết do rượu, nghiêm trọng hơn nhiều so với hạ đường huyết thông thường. Ngoài ra, sau khi say, phản xạ nuốt và động tác nuốt trở nên chậm hơn, cơ cổ họng được thả lỏng hơn, dễ bị tắc nghẽn đường thở .
Nếu bạn nằm ngửa khi ngủ, chất nôn sẽ khó khạc ra, đọng lại hoặc trào ngược vào khí quản gây ngạt thở, trường hợp nhẹ có thể bị viêm phổi, trường hợp nặng có thể ngạt thở gây thiếu oxy não nặng và đột tử. Khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi uống say, hãy ngồi nghỉ ngơi 1 thời gian nhất định sau đó mới đi ngủ hoặc khi ngủ nên nằm nghiêng để tránh nguy hiểm.
3. Ngủ quá nhiều vào ban ngày và thường xuyên thức đêm
Chăm sóc sức khỏe cần chú ý đến thời gian: "làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc hoàng hôn". "Nhịp sinh học" này chủ yếu thể hiện qua chu kỳ giấc ngủ, thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Kinh mạch gan và túi mật hoạt động mạnh nhất từ 23h đến 3h sáng hôm sau, giúp tích trữ mật, bài tiết mật, tiêu hóa. Nếu thức khuya trong thời gian dài, gan và túi mật chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo hàng loạt bệnh lý phụ như dễ mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, rối loạn nội tiết,… Ngoài ra còn có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng tâm thần như lo lắng và hay quên.
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện ra rằng khi ngủ vào ban đêm, các hormone vỏ thượng thận và hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra. Hormone vỏ thượng thận được tiết ra trước bình minh và có chức năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate của con người, đảm bảo sự phát triển cơ bắp.
Hormone tăng trưởng chỉ được sản xuất sau khi chìm vào giấc ngủ, không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thanh thiếu niên, mà còn làm chậm quá trình lão hóa ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, dù có ngủ đủ vào ban ngày cũng không thể thay thế được giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, ban ngày làm việc, tối về nghỉ ngơi và ngủ một giấc thật ngon mới giúp bảo vệ sức khỏe.
Làm sao để ngủ đúng cách và ngủ ngon hơn?
- Tránh 3 thời điểm ngủ gây nguy hiểm cho sức khỏe như đã nói.
- Cần chọn tư thế ngủ đúng và thoải mái nhất cho cơ thể. Tốt nhất là nên nằm ngửa và tránh nằm sấp.
- Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp, nhiệt độ phòng ngủ nên dao động từ 26 – 28 độ C để dễ vào giấc hơn.
- Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ để tránh tỉnh giấc giữa chừng.
- Không ăn quá nhiều trước khi ngủ.
Theo GiaDinh