Một số loại thực phẩm là kẻ giết gan, đưa chất độc xâm nhập vào cơ thể một cách vô hình hoặc vô ý nhưng để lại hậu quả nặng nề.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan, trong đó có những thói quen xấu mà hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc. Đó có thể là hút thuốc, uống rượu bia, chế độ ăn uống không lành mạnh, đang bị viêm gan B hoặc nhiều vấn đề về gan khác…
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc sống mà chúng ta không lường trước được. Đó có thể là những chất độc xâm nhập vào cơ thể một cách vô hình hoặc vô ý.
Hầu hết các chất độc này đều đi qua gan, được gan phân hủy bớt, sau đó đào thải ra ngoài. Thế nhưng, khi lượng chất độc vượt quá khả năng đào thải của gan, chúng sẽ khiến chức năng gan suy yếu, không thể đảm bảo quá trình làm sạch. Từ đó, sức khỏe gan cũng bị suy giảm, lâu dần có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về gan, thậm chí là ung thư gan.
Đó là lý do mà chúng ta cần hết sức cẩn trọng với những “kẻ giết gan” thầm lặng này. Đặc biệt, có 7 loại thực phẩm mà các hộ gia đình đều có rất nhiều, nhưng ít ai nhận thức đầy đủ nguy hại của chúng.
1. Gừng lưu huỳnh
Để làm cho màu sắc của sản phẩm đẹp hơn, một số cơ sở kinh doanh bất hợp pháp sẽ bảo quản sản phẩm bằng lưu huỳnh, chẳng hạn như gừng. Một số thương lái cho biết, gừng tươi thường bị mất màu, thối hỏng hoặc nấm mốc nếu để lâu sau khi thu hoạch. Như vậy, thương lái vừa bị hao, vừa bị mất giá. Nhiều người đã nghĩ ra cách sấy gừng bằng lưu huỳnh để củ gừng có màu vàng tươi, sáng và khá bắt mắt.
Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm và rau quả có chứa dư lượng lưu huỳnh sẽ khiến cơ thể nảy sinh các phản ứng hóa học, gây kích thích dạ dày, tổn thương hệ thống thần kinh, toàn thân mệt mỏi… Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các căn bệnh đáng sợ hơn như suy thận, tổn thương gan, ung thư gan… là không thể tránh khỏi.
Do đó, khi mua gừng, cần thận trọng kiểm tra màu sắc và mùi vị của gừng để tránh mua phải loại sản phẩm được bảo quản bằng lưu huỳnh.
2. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa một loại độc tố gọi là solanin, có thể gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể con người, bao gồm cả gan. Chất độc này có thể gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và các phản ứng ngộ độc khác khi sử dụng từ 0,2 đến 0,5 gram/người lớn. Người ta cũng tìm thấy solanin có rất nhiều trong khoai tây mọc mầm.
cà chua xanh chứa chất độc
Thử nghiệm thực nghiệm cho thấy hàm lượng solanin trong cà chua xanh có thể dao động từ 14 mg -100 gram, trong cà chua nửa chín nửa xanh cũng có một lượng nhỏ chất độc này. Sau khi cà chua chín, solanin đã biến mất.
Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn sau khi cà chua chín hẳn, không chỉ ngon miệng mà còn đảm bảo an toàn và lành mạnh.
3. Đậu nành chưa nấu chín
Đậu nành khi chưa được nấu chín đều chứa một loại độc tố gọi là “saponin”, rất độc. Khi chất này hòa tan vào nước, nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo ra nhiều bọt, khiến nhiều người lầm tưởng là đã sôi. Nhưng thực chất, sữa đậu nành chưa chín hẳn và còn chứa rất nhiều saponin.
Hàm lượng saponin quá cao được nạp vào cơ thể sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác như thận và gan. Tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải nghiêm trọng cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Đó là lý do chúng ta nên lưu ý về hiện tượng “sôi giả” khi sử dụng đậu nành. Nên đun thêm 5-10 phút để đảm bảo đạt tới nhiệt độ sôi hoàn toàn, giúp saponin bị phá hủy hoàn toàn. Như vậy, khi sử dụng, gan và các cơ quan nội tạng khác mới được đảm bảo về sức khỏe.
4. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatoxin, đây là một chất gây ung thư vô cùng nguy hại, trong đó bao gồm cả ung thư gan.
Aflatoxin thường xuất hiện trong hạt sen, lạc, quả óc chó và các loại thực phẩm được bảo quản không đúng cách khác. Độc tố này không thể tiêu diệt được dù có đun nấu ở nhiệt độ cao.
5. Gan động vật bị bệnh
Gan động vật tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng suy cho cùng, đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm thải độc. Có một số bệnh lý hoặc các kim loại, chất hóa học đặc biệt mà cơ thể không chuyển hóa được lại bị tích lũy trong gan và dần dần có thể làm tổn thương gan. Khi ăn phải gan tồn dư nhiều mầm bệnh, cơ thể người cũng bị nhiễm các loại độc tố, ký sinh trùng tồn tại bên trong gan động vật.
Vì vậy, khi chọn gan cần hết sức lưu ý để tránh ăn nhầm các loại gan bị bệnh, gan có độc. Làm thế nào để phân biệt sự khác biệt?
Thông thường, gan có màu sẫm tươi, bề mặt không có nốt sần, độ đàn hồi tốt là miếng gan chất lượng tốt. Nếu gan có màu tím sẫm, màu vàng, mùi hôi và bề mặt không mịn thì không nên mua.
6. Thực phẩm chứa kim loại nặng
Mức độ tìm thấy kim loại nặng trong thực phẩm hoặc kim loại nặng trong thuỷ sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Điều kiện trồng trọt; quy trình công nghiệp, sản xuất và nông nghiệp; DNA của cây lương thực; và ô nhiễm môi trường trong quá khứ hoặc hiện tại.
Nhiều loại thủy sản nhiễm kim loại nặng do ô nhiễm môi trường. Ảnh: B&T
Tất cả các kim loại nặng đều có hại cho cơ thể, làm tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng, đứng đầu là gan.
*Theo Aboluowang