Bệnh Gout

Bệnh Gout

Submitted by Namydsk on T5, 05/27/2021 - 16:37
benh-gout

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.

Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.


1. Cơ chế của bệnh

Do tăng axid uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy...)


Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại nếu acid uric máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán Gout. Không dùng acid uric làm tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.

2. Các đối tượng dễ mắc bệnh Gout

  • Nam giới (tỉ lệ nam/nữ: 9/1) béo phì, những người mắc hội chứng chuyển hóa, sử dụng nhiều bia rượu, ăn các thức ăn chưa nhiều purin như liệt kê dưới đây.
  • Ngoài ra còn hay gặp ở những người suy thận, trong khi điều trị một số thuốc chống lao, bệnh máu, bệnh ung thư hoặc dùng thuốc lợi tiểu kéo dài...

3. Triệu chứng bệnh Gout

  • Sưng đau đột ngột dữ dội một hoặc một vài khớp không đối xứng
  • Các khớp thường gặp là: khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân khác, khớp gối, khớp cổ chân. Có thể khớp khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay (ít gặp hơn), khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

4. Điều trị bệnh Gout


4.1. Chế độ dinh dưỡng


- Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); thịt xông khói; hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ ( trâu, bò, chó); thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)
- Tránh uống bia, rượu mạnh, có thể uống rượu vang (150ml/ngày)
- Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
- Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày ( nước khoáng kiềm)
- Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ
- Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng, cá đồng
- Vitamin C 500mg/ngày
- Không nên đi giày quá chật
- Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

4.2. Điều trị thuốc

Trong cơn cấp điều trị bằng các thuốc chống viêm. Điều trị lâu dài bằng các thuốc giảm acid uric huyết.
Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.