Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp phổ biến do lão hóa, các lớp sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch, đĩa đệm yếu dần, mất đi tính đàn hồi và độ nhầy- độ trơn- độ co giãn cần thiết. Đây là bệnh mãn tính khó phục hồi, gây đau nhức vùng bị thoái hóa, lan xuống theo đường dây thần kinh. Bệnh ít gây tử vong nhưng làm kém chất lượng cuộc sống. Chữa bệnh chỉ giúp giảm sự thoái hóa, dần phục hồi, y học ngày nay chưa thể chữa lành dứt điểm
Nhìn chung, bệnh thoái hóa cột sống lưng thường khởi phát ở vùng thắt lưng sau đó lan xuống chân mặt bên hoặc mặt sau, đau hơn khi cử động mạnh hoặc thay đổi tư thế. Đau kéo dài dai dẳng, kèm theo tê bì chân tay, cơ cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc cử động mạnh.
Bệnh nặng hơn như: Tổn thương đĩa đệm phần lưng, lớp vòng bao xơ bên ngoài bị rách, kéo theo sự giải thoát lớp nhân nhầy bên trong, chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Gai cột sống. Lao cột sống, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo, lồi dĩa đệm... gây đau cấp tính, liệt...
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
Lão hóa kéo dài suốt nhiều năm, khiến cơ thể con người giảm dần khả năng tái tạo sụn khớp, hấp thụ hoặc tổng hợp canxi cho việc phục hồi tổn thương xương khớp. Thêm vào đó, liên kết dây chằng giảm dần, chất nhầy đĩa đệm chống đỡ giữa các đốt sống mất đi độ ẩm cần thiết, xương khớp ma sát trực tiếp vào nhau.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa như để xảy ra béo phì làm tăng khả năng chịu đựng của cột sống, ăn nhiều chất ô xi hóa, sử dụng nhiều các chất có hại cho cơ thể (thuốc lá, ma túy ..)
Ngồi hoặc đứng quá lâu hoặc làm việc nặng, mang vác trong thời gian dài, đi giày cao gót nhiều...
Chấn thương, tai nạn.
Thoái hóa cột sống lưng mãn tính rất khó điều trị.
Chữa bằng Tây y:
Điều trị nội khoa: Thông thường dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, Paracetamol kết hợp Codein. ..Thuốc chống viêm không Steroid. Thuốc giãn cơ.
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như Glucosamine Sulfate, thuốc ức chế IL1.
Tiêm corticoid tại chỗ.
Điều trị ngoại khoa: Điển hình như phẫu thuật cột sống nhất là khi bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống sống kéo dài... Tuy nhiên, còn tùy vào trình độ của y bác sĩ, trình độ của cơ sở y tế, chi phí tài chính...và cho đến nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh.
Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu là phương pháp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị sai lệch vào đúng vị trí, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh cột sống, kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, c, an toàn và không có tác dụng phụ.
Dùng thực phẩm có nhiều dưỡng chất bổ sung canxi cho cơ thể, kích thích tái tạo sụn khớp, tăng cường chất nhầy và liên kết dây chằng như glucosamin, canxi, vitamin C, B, sụn cá mập, collagen type 2, chondroitin…
Dùng bài tập phù hợp, nhẹ nhàng, tăng cường sự dẻo dai cơ thể như bơi, đạp xe, yoga, thư giãn xương khớp, rèn luyện sự uyển chuyển, kéo giãn phần lưng, đẩy lùi quá trình lão hóa của cơ thể.
Chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền,Thận tàng tinh chủ cốt tủy, Can (gan) tàng huyết chủ cân (gân), Tỳ vận hóa khí huyết giúp nuôi dưỡng tạng phủ và bảo vệ cơ thể tránh tà khí xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên, nếu Khí huyết bị hư tổn, vệ khí suy yếu, các tà khí như Phong, Hàn, Thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể và khu trú ở kinh lạc, gân xương, gây bế tắc khí huyết dẫn đến các triệu chứng đau, mỏi, tê. Bên cạnh đó, Can Thận suy tổn khiến gân cốt được nuôi dưỡng kém, dần trở nên hư yếu, gặp ngoại tà xâm nhập cũng dễ mắc bệnh.
Ngoài các bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh, YHCT còn dùng cách châm cứu, bấm... vào các huyệt trên cơ thể.
Hầu hết các chuyên gia y tế ngày nay đều công nhận, châm cứu có thể ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
Tùy mỗi thể bệnh mà dùng các phương huyệt, phối huyệt... khác nhau nhưng cơ bản
Nếu đau lưng từ N12 trở lên đến vùng cổ vai gáy thì sử dụng các huyệt như Đại chùy, Đại trữ, Kiên tĩnh, Kiên ngung, Phong trì, Khúc trì, Hợp cốc, Liệt khuyết....
Nếu đau lưng từ thắt lưng trở xuống thì thường dùng các huyệt: A thị huyệt, Ủy Trung, Thận Du, Hoàn Khiêu, Thứ Liêu, Yêu Dương Quan, Cách Du, Huyết Hải, Dương Lăng Tuyền, Đại Trường Du, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa căn, Thừa sơn, Côn lôn...
Châm cứu cần kiên trì do có tác dụng chậm và chắc, kết hợp uống thuốc đông y, xoa bóp bấm huyệt, áp dụng thêm vật lý trị liệu..
Các y bác sĩ tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà thay đổi hoặc phối hợp huyệt vị để châm cứu..
Hãy làm việc vừa sức, đúng tư thế và không mang vác quá trọng lượng làm gây hại cột sống. Hãy chú ý các cảnh báo của cơ thể cho thấy có tổn thương sụn khớp và chất nhầy khi cúi gập người hoặc sau mỗi sáng ngủ dậy cảm thấy đau, các cơn đau tăng dần và có xu hướng kéo dài âm ỉ, hoặc khi nghe xương khớp kêu lục khục khi hoạt động... để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống.
YS YHCT Khắc Dũng (TH)