Bệnh đau cổ vai gáy (hội chứng cổ vai gáy) gây đau nhức ở vùng vai gáy, đau có thể lan ra cả vùng vai, đến tay là tê nhức ngón tay... Bệnh gây đau đầu, chóng mặt, hay quên, khó ngủ hoặc ngủ mơ ...
Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền kết hợp uống thuốc YHCT, xoa bóp bấm huyệt, điện xung, siêu âm, từ trường, kéo giãn cột sống cổ... chữa bệnh này dù chậm nhưng rất hiệu quả, ít gây phản ứng phụ so với uống thuốc tây, và lâu bị tái phát.
Bệnh đau cổ vai gáy là bệnh phổ biến, thường gặp ở những người làm văn phòng, ít vận động như đánh máy, thợ may phải ngồi một chỗ lâu, kéo dài nhiều năm nhiều tháng.
Có thể do thói quen nằm gối quá cao, nằm nghiêng cổ lâu, nằm tựa đầu trên vật cứng hoặc làm việc trong một thời gian dài như tựa đầu lên ghế, cúi cổ bấm điện thoại, xem tivi, sử dụng máy tính, bị nhiễm lạnh...
Càng lớn tuổi càng dễ bị bệnh này hơn do cột sống bị thoái hóa, tổn thương đĩa đệm cột sống cổ....
Dùng châm cứu chữa đau cổ vai gáy phải được y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện, giúp thông kinh, hoạt lạc, giảm tắc nghẽn mạch máu và giảm đau nhanh.
Châm cứu chữa đau mỏi vai gáy chọn huyệt tùy theo thể bệnh nhưng về cơ bản sẽ châm và cứu các huyệt như: A thị huyệt (nơi đau nhất).
Huyệt Khúc trì (nếp gấp giữa cánh tay và cẳng tay mặt ngoài khuỷu tay khi co lại).
Huyệt Phong trì (phía sau ót, chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang.
Huyệt Phong môn (Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1, 5 thốn)
Huyệt Kiên tỉnh.
Huyệt Hợp cốc: ( Nằm ở bờ ngoài, phần lồi cao nhất góc giữa xương bàn ngón trỏ và xương ngón cái)
Huyệt Kiên ngung: (chỗ lõm khi dơ thẳng cách tay, điểm giao giữa xương cánh tay và xương vai)
Huyệt Thiên tông:
Kết hợp với các huyệt như Tý nhu, Nội quan, Thủ tam lý, Bát tà...
Tùy theo bệnh và tùy trình độ của y bác sĩ mà có sự chọn huyệt, phối hợp huyệt
Kỹ thuật châm “Tam pháp Đại chùy” có điều chỉnh
Kỹ thuật châm Tam pháp đại chùy
Theo Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM, kỹ thuật Tam pháp Đại chùy xuất xứ từ kinh nghiệm của chuyên gia Tôn Chấn Hoàn (Chủ nhiệm Khoa Châm cứu Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh, Trung Quốc).
Tại Việt Nam, kỹ thuật châm cứu Tam pháp Đại chùy được BS. Nguyễn Liễn thừa kế, phát triển và phổ biến từ những năm 1960 - 1961 đến nay.
Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM đã áp dụng hiệu quả kỹ thuật này, có điều chỉnh sáng tạo.
Cơ bản về kỹ thuật này có thể hiểu đơn giản là y bác sĩ dùng 3 cây kim châm tại huyệt Đại chùy. Hai cây kim sau tạo 1 góc 60 - 90 độ với kim đầu tiên (tùy theo hướng đau, tê của người bệnh)
- Có thể dùng thêm 1 kim châm luồn tại huyệt Thân trụ (hiệu quả trong trường hợp có đau tê vùng giữa 2 bả vai, trị lưng cứng đau).
- Kết hợp kích thích điện (điện châm) với tần số phù hợp.
Kỹ thuật cấy chỉ Tam pháp đại chùy
Không chỉ phối hợp với điện châm, trong phát triển kỹ thuật “Tam pháp Đại chùy” còn kết hợp với kỹ thuật cấy chỉ tại 2 huyệt trên:
- Cấy 2 chỉ tại các huyệt Đại chùy và Thân trụ.
- Phối hợp cấy chỉ theo hướng đau, tê vùng cổ gáy.
- Phối hợp với các huyệt tại chỗ (như huyệt Thiên trụ…).
YS YHCT Khắc Dũng (TH)