Vì sao châm cứu chữa được bệnh ?

Vì sao châm cứu chữa được bệnh ?

Submitted by Truongkhacdung on T4, 05/19/2021 - 15:40
châm cứu chữa bệnh

 

BS Trần Văn Năm – Viện Y Dược Học Dân Tộc phát biểu:  “Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh không thể thiếu được của y dược cổ truyền (YDCT) phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng”.

Hầu hết các nước trên thế giới đều có ngành chữa bệnh bằng châm cứu.

vì sao châm cứu chữa được bệnh

 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT Trung ương, nay là Trưởng khoa Châm cứu – Trị liệu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Châm cứu là phương pháp trị liệu của Đông y dùng để điều trị nhiều căn bệnh. Châm và cứu là hai phương pháp khác nhau, thường được kết hợp trong cùng một lần trị liệu.

Châm là dùng loại kim đặc biệt có độ dài ngắn, kích thước khác nhau để châm vào các huyệt vị trên cơ thể.

Cứu là sử dụng lá ngải khô chế thành điếu ngải để đốt rồi hơ hoặc đạt trực tiếp lên huyệt.

Có nhiều loại hình châm cứu
- Thể châm (châm các huyệt trên cơ thể)

- Nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai)

- Diện châm (châm các huyệt trên mặt)

- Túc châm, thủ châm, tỵ châm,…

- Châm tê, trường châm, mãng châm, chôn (cấy) chỉ…

vì sao châm cứu chữa được bệnh

 

Vì sao châm cứu chữa được bệnh ?

Theo y học cổ truyền, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố “âm” và “dương” trong cơ thể:

- Âm: nền tảng vật chất, thụ động, tính mát - lạnh…

- Dương: năng lực hoạt động, chủ động, tính ấm - nóng…

Khi âm và dương mất cân bằng, cơ thể sẽ bị giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật, kinh - mạch tắc nghẽn và bệnh sẽ phát sinh. Châm cứu giúp phục hồi lại sự tuần hoàn kinh - mạch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể (sức đề kháng).

Trong cơ thể con người có hệ thống các kinh mạch phức tạp chạy khắp cơ thể giúp lưu thông năng lượng. Trên các kinh mạch này chứa các huyệt đạo có tác động trực tiếp tới các cơ quan nội tạng và hoạt động chức năng của cơ thể. Vì thế, khi tác động đúng cách vào các huyệt đạo sẽ giúp điều trị hiệu quả một số căn bệnh.

vì sao châm cứu chữa được bệnh

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, châm cứu tạo ra các phản ứng như:  

Phản ứng tại chỗ: Khi châm cứu vào một huyệt đạo bất kỳ sẽ tạo ra một cung phản xạ mới làm ức chế phản xạ do bệnh lý gây ra. Từ đó làm giảm triệu chứng bệnh, giảm đau nhức cho bệnh nhân.

Phản ứng tiết đoạn: Khi một cơ quan nội tạng bất kỳ trên cơ thể có tổn thương do bệnh lý gây ra sẽ tạo ra những thay đổi về cảm giác trên da tại vị trí tiết đoạn của cơ quan đó. Việc châm cứu vào huyệt đạo sẽ giúp điều chỉnh những phản ứng do bệnh lý gây ra tại chính tiết đoạn đó.

Phản ứng toàn thân: Châm cứu còn tạo ra phản xạ toàn thân như những thay đổi về hoạt động nội tiết, thể dịch, làm tăng bạch cầu, tăng kháng thể…

- Khi châm cứu cơ thể thay đổi nồng độ của của các chất dẫn truyền thần kinh như: morphine nội sinh, cũng như các nội tiết tố: estrogen, testosterone, cortisol… tăng các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào lympho…giúp chữa bệnh

vì sao châm cứu chữa được bệnh

Châm cứu ngày nay rất phát triển, chữa rất hiệu quả nhiều bệnh như vô sinh, tiêu hóa, giãn tĩnh mạnh, méo miệng, liệt... nhưng dễ thấy nhất như:

Châm cứu chữa bệnh xương khớp như đau lưng, đau khớp gối, đau vai, đau cổ… giảm đau hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ hơn hẳn tây y, mà còn giúp cơ thể nâng cao thể trạng, sức đề kháng do đó duy trì hiệu quả lâu bền hơn và hạn chế tái phát bệnh.

Rối loạn cảm xúc: Liệu pháp châm cứu giúp hỗ trợ điều trị tốt chứng trầm cảm, làm giảm căng thẳng, lo âu…

Giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ: Nhờ tác dụng cải thiện lưu thông máu và tuần hoàn máu nên châm cứu rất hữu hiệu trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sau tai biến.

Chữa rối loạn giấc ngủ: Châm cứu cho hiệu quả cao và lâu bền hơn hẳn so với nhiều loại thuốc trong việc cải thiện giấc ngủ, chữa mất ngủ cho bệnh nhân.

Giúp tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng trong thẩm mỹ).

- Tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây nghiện…).

vì sao châm cứu chữa được bệnh

Để châm cứu có hiệu quả tốt nhất, lưu ý:

Kết hợp với uống thuốc, tập vận động, kết hợp các phương pháp chữa bệnh khác như dòng điện một chiều, điện trường, điện xung, siêu âm, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn...

- Người thầy thuốc được đào tạo tốt, bảo đảm nguyên tắc vô trùng.

- Người bệnh tin tưởng, tâm trạng thoải mái, không lo sợ, không ăn quá no, quá đói, không bị mệt, hồi hộp khó thở...

 

Những trường hợp cần cẩn thận hoặc chống chỉ định sử dụng châm cứu

- Người bệnh căng thẳng, sợ kim.

- Tránh một số huyệt nhạy cảm – huyệt cấm trong các trường hợp cụ thể.

- Da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm.

- Tránh các vùng có mạch máu lớn, bệnh lý rối loạn đông máu, hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu.

- Người bệnh không hợp tác (kết quả sẽ kém).

- Người có cơ địa quá nhạy cảm, không chịu được châm cứu

- Bệnh nhân tiểu đường.

Người mắc các bệnh ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng…

 

Châm cứu cũng có khi xảy ra chảy chút máu, có khi đau nhói, đau tức là bình thường, hiếm khi xảy hiện tượng choáng, khó thở...(chuyên môn gọi là vựng châm) cần bình tĩnh xử trí theo kiến thức đã được học.

YS YHCT Trương Khắc Dũng