Một số lời khuyên về chăm sóc bệnh nhân sau tai biến (đột quỵ)

Một số lời khuyên về chăm sóc bệnh nhân sau tai biến (đột quỵ)

Submitted by Truongkhacdung on T4, 02/01/2023 - 09:07

Một số lời khuyên về chăm sóc bệnh nhân sau tai biến (đột quỵ)

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là Đột quỵ não) là bệnh lý khá phổ biến, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nếu có cứu được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề, rất dễ bị tái phát lần sau nặng hơn lần đầu. Bài viết dưới đây là một số góp ý về chăm sóc bệnh nhân sau tai biến (đột quỵ) 

*Vì sao bị đột quỵ ?

Theo các chuyên gia y tế Bệnh viện Tâm Anh thì tai biến (hay đột quỵ) thường do một số nguyên nhân như:

1/ Do thiếu máu cục bộ

Người bị tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ thường do có máu đông chặn dòng chảy của máu cũng như oxy đi nuôi các tế bào não do các chất béo bám thành mảng, nằm ở động mạch và ngăn dòng chảy của máu, được gọi là xơ vữa động mạch. Vì thế, có thể nói xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến do thiếu máu cục bộ. Động mạch của chúng ta thường có xu hướng hẹp hơn khi chúng ta già đi, khiến nguy cơ bị thiếu máu lên não cao hơn.

2/ Do xuất huyết não

Nguyên nhân chính của xuất huyết não là do huyết áp cao khiến các mạch máu trong hộp sọ vỡ ra và chảy máu vào xung quanh não.

Những người dễ bị tai biến mạch máu não hay có nguy cơ cao bị tai biến thường thuộc các nhóm như: Thừa cân, béo phì, Nghiện thuốc lá, thường xuyên hút thuốc, Uống quá nhiều rượu, bia và đồ uống có cồn, Ít vận động, tập thể dục, Thường lo lắng, căng thẳng, bị rối loạn lo âu kéo dài, Huyết áp cao (tăng huyết áp), Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch, Ăn thức ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao, Tiền sử gia đình có người từng bị tai biến

*Cấp cứu càng nhanh càng tốt

Các chuy ên gia y t ế Bệnh vi ện Tâm Anh khuyên: Nguyên tắc chung để điều trị tai biến/đột quỵ là cấp cứu sớm và can thiệp chính xác, nhằm hạn chế các biến chứng cũng như giảm tối đa nguy cơ tử vong. Khi thấy người có triệu chứng tai biến thì lập tức gọi xe cấp cứu và hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện. Cần lưu ý giữ cho người bệnh không bị té ngã, đặt người bệnh nằm nghiêng để bảo vệ đường thở. Trước và trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu, tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống gì và không tự ý điều trị bằng các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, đánh gió,… Cũng không nên cho người bị tai biến uống thuốc huyết áp hoặc các loại thuốc khác mà chỉ theo dõi biểu hiện xem người bệnh có nôn mửa, co giật, méo miệng,… hay không.

*Di chứng tai biến mạch máu não rất nặng nề, dai dẳng

Một số biến chứng sau tai biến mạch máu não thường gặp gồm: Phù não, Động kinh, Huyết khối tĩnh mạch sâu, Liệt một bên tay, chân hoặc cả hai bên, Mất khả năng vận động, Rối loạn nuốt, Xẹp phổi

Viêm phổi, Nhồi máu cơ tim, Đau vai, Nhiễm trùng đường tiết niệu, Co cứng cơ, Lo lắng, căng thẳng quá mức, Rối loạn giấc ngủ, Trầm cảm….

Các biến chứng của người bệnh còn ảnh hưởng năng nề đến gia đình, người thân cả về tâm lý lẫn kinh tế.

Thông thường, phải mất ít nhất 30 ngày thì một người bị tai biến mạch máu não mới có thể hồi phục, nhưng cũng có trường hợp các biến chứng tai biến mạch máu não kéo dài vĩnh viễn, chỉ có thể can thiệp để làm thuyên giảm biến chứng, không thể hồi phục hoàn toàn. Việc phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc cấp cứu, chăm sóc, điều trị sau tai biến.

*Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Người sau tai biến bị phụ thuộc vào người chăm sóc rất nhiều nên thường cảm thấy mình vô dụng, lo âu, mệt mỏi, buồn chán, buông xuôi….Nên cần giúp họ bớt cảm giác phụ thuộc, chấp nhận tình trạng bệnh để cố gắng chữa bệnh...Cụ thể nên giúp họ lạc quan, vui vẻ, động viên, hỗ trợ khuyến khích họ tự chăm sóc sinh h oạt, vận động và tích cực hợp tác với người chăm sóc, xoay trở tư thế,  vệ sinh sạch sẽ…

1/ V ề ăn uống:

Cho người bệnh ăn thức ăn loãng, mềm,  ăn chậm,  tránh gây sặc, thức ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thu, số lần ăn nhiều hơn ngư ời bình thường có thể 1 đ ến 2 lần/ngày. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

TS. BS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng khoa dinh dưỡng – Tiết chế, bệnh viện Lão Khoa Trung Ương khuy ên: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân sau tai biến thấp hơn bình thường, chỉ cần cung cấp 25 – 30kcal/ kg cân nặng mỗi ngày. Lượng nước bệnh nhân cần uống là 40ml/kg cân nặng. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đáp ứng đủ các nhóm chất cần thiết như: nhóm đạm từ thịt, cá, trứng…; nhóm bột đường từ gạo, bánh mì…; nhóm chất béo từ dầu mỡ, tốt nhất nên dùng dầu mỡ thực vật không cholesterol…; nhóm vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây. Tránh để sụt cân hoặc tăng cân quá mức.

2/ Về sinh hoạt, tập luyện

Cố gắng để cho họ tự tập ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được, kiên trì duy trì t ập luyện cả khi các di chứng đã được phục hồi.

3. Chế độ điều trị

Dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Duy trì huy ết áp ổn định trong mức cho phép. Tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, kể cả khi trời quá lạnh hoặc quá nóng. Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp. Tránh bị căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, tránh bị mất ngủ.

Chú trọng điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim. Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích. Tránh vận động thể lực quá mức.

Tập vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt …là nh ững phương pháp điều trị rất hiệu quả, cần được duy trì lâu dài nhằm giúp lưu thông khí huyết, giúp hồi phục cơ thể nói chung, ngăn ngừa bị cứng khớp, teo cơ, co cứng, liệt...

*Các biện pháp phòng tránh bị tai biến (đột quỵ)

V ới người lớn tuổi, sức khỏe đã suy yếu cần đặc biệt chú ý: Không tắm khuya hay tắm ở nơi gió lùa, đặc biệt là những người bị cao huyết áp. Đ ông y khuyên không nên tắm sau 18 giờ tối,  nếu tắm khi nhi ệt độ môi trư ờng thấp thì nên tắm nước ấm- giữ ấm sau khi tắm. Không để tinh th ần căng thẳng hay xúc động mạnh, buồn lo, bức xúc. Tuân thủ việc điều trị các bệnh đang có, nhất là bệnh tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau củ, kiêng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Không nên mang vác nặng hay vận động quá sức.

Trương Khắc Dũng- Y Sĩ YHCT