Việt Nam đang sản xuất Vaccine Covid- 19 như thế nào

Việt Nam đang sản xuất Vaccine Covid- 19 như thế nào

Submitted by Truongkhacdung on T5, 04/29/2021 - 17:46
viet-nam-dang-san-xuat-vaccine covid-19-nhu-the-nao

Hiện nay, Việt Nam đang khẩn trương tiếp tục thử nghiệm lâm sàng các loại Vaccine Covid- 19, tình hình rất khả quan, hy vọng vào cuối quý 3/2021 Việt Nam sẽ có những liều vaccine đầu tiên dùng cho người. Hiện nay, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vaccine Covid 19 của Oxford/AstraZeneca cho người.

Cuối quý 3/2021 sẽ sản xuất được Vaccine Covid- 19

Hiện có 4 đơn vị của Việt Nam đang nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19 gồm Công ty TNHH MTV vắcxin và sinh phẩm y tế (VABIPTECH), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Viện vắcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty TNHH Dược Nanogen. Hy vọng vào cuối quý 3/2021, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch Covid-19 do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và sản xuất”

Sáng 27/4, Bộ Y tế đã họp với các nhà sản xuất và đơn vị nghiên cứu vaccien trong nước. Tại cuộc họp này, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, cho biết dự kiến đầu tháng 5/2021, Vaccine NanoCovax sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tất cả các chuyên gia, đại diện Bộ Y tế đều cho rằng có thể cuối quý 3/2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn, là giai đoạn ngẫu nhiên và mù đôi thử nghiệm trên 10.000 tình nguyện viên. Vaccine Nanocovax là vaccine Việt Nam đầu tiên thử trên người, đang ở giai đoạn hai với kết quả "sinh miễn dịch tốt".

Việt Nam lạc quan cuối quý 3/2021 sẽ có vaccine đầu tiên

                                                              Việt Nam lạc quan tin rằng cuối quý 3/2021 sẽ có những liều Vaccine Covid- 19 đầu tiên

Sáng 26/4/2021, tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) thông tin, tiến độ thử nghiệm Vaccine Covivac của Việt Nam đang được đẩy nhanh hơn dự kiến. Giai đoạn 2 thử nghiệm Vaccine Covivac sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 và tháng 8/2021 trên 420 người tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận những phản ứng phụ thường gặp ở vaccine Covivac gồm mức độ nhẹ, không ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày như đau tại chỗ ở vết tiêm, đau đầu và đau cơ không ở vị trí tiêm. Một số ít gặp phản ứng phụ ở mức độ vừa, không có người gặp phản ứng phụ nặng. Covivac là vaccine Covid-19 thứ hai do Việt Nam nghiên cứu phát triển đang thử nghiệm trên người. Đặc biệt, giá thành dự kiến của vaccine này rất rẻ (sơ bộ đánh giá bằng ½ giá vaccine hiện có trên thị trường)

Về vaccine của VABIOTECH, đến nay các kết quả trong phòng thí nghiệm đều rất lạc quan, và dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào đầu tháng 4/2021. Ưu điểm của vaccine này là khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Việt Nam đã ký mua 30 triệu liều Vaccine AstraZeneca

Ngày 1/2/2021, Việt Nam đã chính thức phê duyệt có điều kiện vaccine Covid 19 của Oxford/AstraZeneca theo quyết định số 973/QĐ-BYT của Bộ Y Tế. Công ty AstraZeneca đang hợp tác với Hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine VNVC để cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều (đủ tiêm cho 15 triệu người).

Trong ảnh là hai kiện vaccine Covid-19 đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng 24/2

                                                        Hai kiện vaccine Covid-19 đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất sáng 24/2

Ngày 8/3/2021, lô vaccine AstraZeneca đầu tiên với 117.600 liều đã bắt đầu tiêm chủng ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống Covid-19 tại 13 tỉnh thành. Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), hiện là đơn vị duy nhất được phân phối vaccine AstraZeneca tại Việt Nam.

Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế đã tiếp nhận hơn 800.000 liều Vaccine AstraZeneca từ Covax cung ứng, và phân bổ tới 28 địa phương tổ chức tiêm chủng theo đúng kế hoạch. Tính đến sáng ngày 16/4 đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người.

Tuy nhiên, số vaccine trên sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 31/5, các địa phương phải triển khai nhanh, không được để bất kỳ liều vaccine nào phải hủy bỏ vì lý do không tổ chức tiêm chủng, phải hoàn thành tiêm chủng trước ngày 5/5, thay vì 15/5 như dự kiến. Nếu các địa phương không tổ chức tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi lại vaccine và thông báo rộng rãi, Bộ trưởng nói.

Kho lạnh bảo quản vaccine tại VNVC TP HCM.

                                     Kho lạnh bảo quản Vaccine tại VNVC TP HCM. Ảnh: VNVC

Theo ghi nhận từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, khoảng 33% người được tiêm Vaccine AstraZeneca xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm. Hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ. Những phản ứng này đều tự hết sau một đến hai ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế.

ảnh minh họa

                                                                                                                    ảnh minh họa

Thông tin đáng quan tâm, Báo điện tử Vnexpress.net ngày 23/4/2021 đưa tin, cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) Anh cho biết trong số 21,2 triệu người tiêm mũi đầu tiên của Vaccine AstraZeneca tính tới ngày 14/4, có 168 ca đông máu đã được phát hiện, trong đó 32 ca tử vong.

So với dữ liệu được thống kê tới ngày 5/4, số ca đông máu và tử vong liên quan tới vaccine AstraZeneca tăng lần lượt 68 và 10. "Trên cơ sở đánh giá liên tục này, lời khuyên vẫn là lợi ích của vaccine lớn hơn nhiều nguy cơ của nó đối với đa số người dân", MHRA cho biết.

Vaccine AstraZeneca đang được tiêm chủng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

                           Vaccine AstraZeneca đang được tiêm chủng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội, ngày 8/3

Việt Nam ghi nhận khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mức sau tiêm Vaccine AstraZeneca, nhưng sau đó đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi.

Ngày 15/4, Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng để hỗ trợ các địa phương xử lý các trường hợp quá mức sau tiêm, kể cả ca bệnh có huyết khối. Các chuyên gia sẽ hội chẩn, hỗ trợ tuyến với hơn 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa trên cả nước.

Y Sĩ YHCT Khắc Dũng (TH)